Cách kiểm tra tốc độ RAM, lỗi RAM trên máy tính, laptop Windows 10, 11

Kiem Tra Toc Do Ram

1. Tại sao phải kiểm tra RAM?

Kiểm tra RAM có thể giúp bạn xác định các thông tin về RAM như thông số, hãng RAM và mức dung lượng RAM. Ngoài ra, có thể dùng để xác định lỗi RAM, đặc biệt là khi RAM bị mất dung lượng hoặc tốc độ chậm hơn thông thường.

Kiểm tra RAM giúp rà soát lỗi và tìm thông tin RAM

Kiểm tra RAM giúp rà soát lỗi và tìm thông tin RAM

2. Một số thông tin cần biết khi kiểm tra RAM

Dung lượng RAM thực tế sẽ không giống như hãng công bố, ví dụ RAM 4GB thì sẽ có 3,9GB khả dụng, RAM có 6GB sẽ có khoảng 5.88GB khả dụng. giải thích là do đơn vị tính khác biệt và nhà sản xuất làm tròn cho người dùng dễ nhớ hơn.

Bus RAM là độ lớn của kênh truyền dữ liệu bên trong RAM, tốc độ càng lớn thì xử lý càng nhanh.

Dung lượng RAM thực tế sẽ khác với dung lượng in trên sản phẩm

Dung lượng RAM thực tế sẽ khác với dung lượng in trên sản phẩm

3. Cách kiểm tra, test RAM trên máy tính Windows

– Kiểm tra lỗi RAM bằng Windows Memory Diagnostic

Có rất nhiều cách mở công cụ Windows Memory Diagnostic trên Windows, tuy nhiên mình sẽ hướng dẫn một cách chung nhất, áp dụng cho tất cả các phiên bản máy tính, PC chạy hệ điều hành Windows.

Cách 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R và điền lệnh mdsched.exe > Bấm OK.

Gõ mdsched.exe và bấm OK

Gõ mdsched.exe và bấm OK

Cách 2: Tại Control Panel chọn Administrative Tools.

Truy cập Administrative Tools

Truy cập Administrative Tools

Hộp thoại Administrative Tools hiện ra và chọn Windows Memory Diagnostic.

Chọn Windows Memory Diagnostic

Chọn Windows Memory Diagnostic

Công cụ kiểm tra RAM đã được kích hoạt. Nhấn Restart now and check for problems (recommended) để bắt đầu khởi động lại máy tính kiểm tra lỗi.

Chọn khởi động lại

Chọn khởi động lại

Lúc này máy tính của bạn sẽ khởi động lại, công cụ Windows Memory Diagnostic Tool bắt đầu được kích hoạt và bắt đầu kiểm tra lỗi RAM trên máy tính của bạn.

Đợi quá trình kiểm tra lỗi

Đợi quá trình kiểm tra lỗi

Sau khi chạy xong chương trình, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa. Nếu bạn muốn xem kỹ hơn về các thông báo thì bạn có thể mở Windows Logs ra để xem.

Cách mở Windows Logs:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Điền vào từ khoá eventvwr.msc.

Gõ eventvwr.msc và bấm OK

Gõ eventvwr.msc và bấm OK

Bước 2: Nhấn vào Windows Logs > Chọn System > Nhấn vào Find.

Chọn Find

Chọn Find

Bước 3: Nhập MemoryDiagnostic vào ô Find what > Nhấn vào Find Next để tìm kiếm.

Gõ MemoryDiagnostic và tìm kiếm

Gõ MemoryDiagnostic và tìm kiếm

Và đây là kết quả, như trong hình có chữ no errors tức nghĩa RAM vẫn bình thường, nếu máy tính có báo lỗi nghĩa là RAM có vấn đề cần khắc phục.

Có chữ no errors nghĩa là RAM bình thường

Có chữ no errors nghĩa là RAM bình thường

– Kiểm tra lỗi RAM bằng phần mềm MemTest86

Bước 1: Tải phần mềm MemTest86 TẠI ĐÂY.

Tải về phần mềm MemTest86

Tải về phần mềm MemTest86

Bước 2: Tạo USB Boot, tải MemTest86 sau đó chuyển MemTest86 vào USB (được gọi là USB Boot).

Để tạo USB Boot, bạn hãy mở MemTest86 đã tải về > Nhấn I Agree.

Chọn I Agree để tiếp tục

Chọn I Agree để tiếp tục

Bước 3: Tại phần Select your USB Flash Drive bạn lựa chọn ổ USB > Nhấn vào Create để nó tạo khả năng boot cho USB.

Bấm Create để tạo USB

Bấm Create để tạo USB

Sau khi chương trình chạy xong thì bạn đã có một chiếc USB có khả năng boot để test RAM.

Bước 4: Kiểm tra RAM bằng MemTest86.

Tùy vào dòng máy tính để truy cập vào chế độ Boot sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: Để truy cập vào Menu Boot của máy tính Dell khi khởi động bạn nhấn phím F12.

Vào bài viết sau để biết cách vào boot các các dòng máy:

Bước 5: Lúc này MemTest86 sẽ tiến hành kiểm tra RAM trên thiết bị người dùng.

Đợi kiểm tra bằng phần mềm test

Đợi kiểm tra bằng phần mềm test

Nếu kết quả không phát hiện ra lỗi nào thì có nghĩa là bộ nhớ RAM trên hệ thống vẫn đang hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu có lỗi thì rất có thể do RAM trên máy tính của bạn đã có vấn đề.

– Kiểm tra thông qua Computer Properties

Nhấn chuột phải vào This PC > Chọn Properties.

Bấm vào Properties

Bấm vào Properties

Thông tin về dung lượng RAM của bạn được hiện lên.

Tham khảo dung lượng RAM

Tham khảo dung lượng RAM

– Kiểm tra thông số RAM với dxdiag

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập dxdiag > Chọn OK.

Gõ dxdiag và nhấn OK

Gõ dxdiag và nhấn OK

Thông tin về RAM được hiện lên như trên hình ở phần Memory.

Xem dung lượng ở phần Memory

Xem dung lượng ở phần Memory

– Kiểm tra thông số với CPU-Z

Bước 1: Download phần mềm CPU-Z: TẠI ĐÂY.

Tải về CPU-Z

Tải về CPU-Z

Bước 2: Mở phần mềm lên và di chuyển đến tab Memory, thông số RAM sẽ xuất hiện ở đây.

Xem size để biết dung lượng

Xem size để biết dung lượng

– Kiểm tra thông số, tốc độ RAM thông qua Task Manager

Bước 1: Bấm Windows + S > Gõ Task Manager > Enter.

Bước 2: Bấm vào Performance > Memory > Xem phần In use để biết lượng RAM được được sử dụng, xem phần Speed để biết Bus của RAM, nếu Bus thấp hơn thông số công bố của nhà sản xuất thì RAM đang có vấn đề.

Bấm vào Performance > Memory

Bấm vào Performance > Memory

4. Nên làm gì khi phát hiện RAM có vấn đề?

– Giải phóng RAM và kiểm tra lại các cách trên xem RAM đã ổn định chưa

– Tháo RAM ra, vệ sinh khe RAM và bề mặt tiếp xúc RAM sau đó lắp lại.

– Bạn nên đem máy tính đi bảo hành, sửa chữa tại trung tâm uy tín.

Để lại một bình luận